Thứ bảy, 20/04/2024 - 06:56|
TRƯỜNG THCS KHÔI KỲ CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975-30/4/2024); 138 NĂM NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG (1/5/1886-1/5/2024); GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG (10/3 âm lịch); 134 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890-19/5/2024)

Một nỗi niềm

Ngay từ khi còn là một cô bé, tôi đã từng đọc một câu truyện trong tạp chí “New York time” dẫn lời tự truyện của một phóng viên, một nhà báo thành danh của nước Mĩ.

Ngay từ khi còn là một cô bé, tôi đã từng đọc một câu truyện trong tạp chí “New York time” dẫn lời tự truyện của một phóng viên, một nhà báo thành danh của nước Mĩ. Câu chuyện có đoạn: “ Có lẽ, cô sẽ chẳng bao giờ biết được rằng, nếu không có sự giúp đỡ của cô, tôi đã không trở thành một phóng viên và một nhà văn. Có thể tôi đang ngụp lặn trong thế giới kinh doanh ở một nơi nào đó, với mỗi rủi ro rất lớn vây lấy tôi mỗi ngày (…). Người ta luôn hỏi tôi rằng:

- Anh đã chọn nghề báo như thế nào?

- À, anh có biết không , có một cô giáo…”

Và  rồi anh say sưa kể về “cơn sóng kỉ niệm”(1) của tuổi thơ khi anh còn là một cậu bé 13 tuổi. Cô giáo Viginia khi đó đã gieo vào trong anh ước mơ trở thành phóng viên vì cô nhận thấy khả năng viết văn của anh. Nhưng rồi, khi lớn lên anh đã quên tất cả những gì về cô và quên cả ước mơ của cậu bé tuổi 13. Để rồi anh vào đại học và kiếm tìm một nghề nghiệp khác. Anh bước vào nghề kinh doanh và sau một thời gian anh chợt nhận ra anh chẳng có “một kỹ năng kinh doanh nào”(2). Trong sự bế tắc ấy, anh chợt nhớ đến cô Viginia cùng ước mơ trở thành phóng viên của mình. Và anh đã từ bỏ tất cả để trở thành một nhà báo.

Câu chuyện là minh chứng cho sức mạnh vĩ đại của người thầy giáo. Họ chính là người gieo ước mơ và chắp cánh cho những ước mơ thành hiện thực. Không xây nên những toà cao ốc, không phát minh ra những tiên đề, định lí những người thầy giáo, cô giáo chỉ lặng là người dẫn đường  dẫn lối cho tâm hồn con người vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện.  Vì thế mà lớp lớp thế hệ  những nhà giáo đã kế tiếp nhau trong sự nghiệp trồng người cao cả.

Bạn đã bao giờ là người gieo hạt chưa? Đó quả là một công việc đầy khó khăn, gian nan và nhiều thử thách – nó đòi hỏi con người phải nhẫn nại, tỉ mỉ, cẩn thận và khả năng thích nghi cao.  Bởi hạt giống dù đã được chọn lựa kĩ lưỡng vẫn có thể bị hao hụt lúc nảy mầm. Nghề dạy học không cho phép người thầy được chọn hạt giống nhưng lại có một yêu cầu hết sức khắt khe là các hạt đã gieo đều phải cho ra mầm. Vì thế, khi đã đứng trên bục giảng, mỗi thầy cô giáo phải là những người “vừa hồng, vừa chuyên”. Ngoài chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, người giáo viên còn phải là những nhà thông thái biết nắm bắt mọi tâm tư tình cảm của học sinh, biết chia sẻ với học sinh những khó khăn , vướng mắc trong cuộc sống. Với người thầy thuốc, một đơn thuốc có thể chữa khỏi cho nhiều bệnh nhân cùng một căn bệnh . Còn với người giáo viên, mỗi một học sinh có một cá tính riêng, một sở trường riêng, một năng lực riêng. Bởi vậy,  không có một gián án, một bài giảng nào là vạn năng bởi các đối tượng, các tình huống sư phạm luôn thay đổi. Đó là lí do để mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương tự học và sáng tạo không ngừng.

Và không thể thiếu ở người thầy là một trái tim yêu thương trò hết mình, khi đó trái tim ta sẽ mách bảo khối óc ta phải làm gì. Chỉ khi nào ta thực sự yêu thương ai đó ta mới có thể “lội chín suối, vượt mười sông” để đến với họ. Yêu trò mỗi người thầy sẽ nhìn thấy niềm hạnh phúc ngời lên trong mắt các em khi chúng được nghe một bài giảng hay, tự mình giải được một bài toán khó hay niềm khát khao vô bờ khi cúng khám phá những tri thức khao học,… Một ánh mắt động viên của người thầy, một lời nói an ủi của người cô; một nụ cười khuyến khích với trò khi trò làm việc tốt; một lần tha thứ, một sự bao dung đều là sự chia sẻ, sự dẫn lối cho trò… Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để mỗi người thầy giáo, cô giáo sẽ là một hình ảnh đẹp trong tâm hồn học trò . Để rồi  mai đây,  khi nhắc tên người thầy năm xưa người học trò cũ nhận ra trái tim mình đang thổn thức, đang được sưởi ấm bởi những kỉ niệm về mái trường và thầy cô giáo. Khi đó, người thẩy hẳn thấy mình hạnh phúc biết nhường nào. Và chắc chắn họ hiểu sâu sắc hơn những lời vàng của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”.

Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 6
Hôm qua : 152
Tháng 04 : 2.754
Năm 2024 : 13.202